Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài

Tran & Tran - Trọn niềm tin của các đối tác quốc tế

Chi phí tối ưu

Tư vấn chuyên nghiệp, kịp thời, hiệu quả

Hướng tới mối quan hệ lâu dài

Tư vấn ngay

20

Years of Experience

Tran & Tran Uy tín Top 10
về dịch vụ Sở hữu trí tuệ

Kinh nghiệm

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ sở hữu trí tuệ

Chuyên gia riêng

Chuyên gia riêng trong từng lĩnh vực

Đối tác uy tín

Hợp tác với các đối tác uy tín của Việt Nam và quốc tế

Quy trình nghiêm ngặt

Quy trình nghiêm ngặt giúp đạt hiệu quả cao và nhanh chóng

Tư vấn triệt để

Khách hàng được tư vấn những vấn đề liên quan

Tư vấn ngay
Đăng ký bảo hộ quyền SHCN ở nước ngoài nhằm mục đích gì?

Một đối tượng Sở hữu công nghiệp (SHCN) được đăng ký ở nước nào thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ của nước đó. Muốn mở rộng phạm vi bảo hộ đối tượng SHCN sang lãnh thổ của nước khác thì chủ sở hữu đối tượng SHCN phải làm thủ tục đăng ký quyền SHCN ở nước đó. 

Mục đích:

  • Bảo đảm việc độc quyền khai thác, sử dụng đối tượng SHCN và ngăn cản người khác khai thác, sử dụng trái phép đối tượng SHCN trên lãnh thổ nước đó; mở đường cho việc đầu tư hoặc xuất khẩu sản phẩm.
  • Thông qua việc đăng ký và công bố đơn đăng ký cũng như Văn bằng bảo hộ, đối tượng SHCN được giới thiệu rộng rãi ở nước đăng ký bảo hộ, mở đường cho chuyển giao quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.
Đăng ký bảo hộ quyền SHCN ở nước ngoài nhằm mục đích gì?
Hàng hóa xuất khẩu sang một nước mà không đăng ký bảo hộ quyền SHCN thì có thể xảy ra hậu quả gì?
  • Bị người của nước nhập khẩu sao chép mà chủ SHCN không có cơ sở pháp lý để ngăn cản.
  • Sản phẩm có thể xâm phạm quyền SHCN của người khác đã được bảo hộ tại nước đó.
  • Đối tượng SHCN có thể bị người khác lấy đăng ký ở nước sở tại.
Hàng hóa xuất khẩu sang một nước mà không đăng ký bảo hộ quyền SHCN thì có thể xảy ra hậu quả gì?

Hơn 500 khách hàng đã tin tưởng Tran & Tran

Đăng ký thành công

Quy trình làm việc

Tư vấn và tiếp nhận hồ sơ
Bước 1
Tư vấn và tiếp nhận hồ sơ
Làm việc với khách hàng và tiến hành nộp đơn
Bước 2
Làm việc với khách hàng và tiến hành nộp đơn
Theo sát tiến trình xử lý đơn
Bước 3
Theo sát tiến trình xử lý đơn
Lên phương án xử lý vấn đề phát sinh (nếu có)
Bước 4
Lên phương án xử lý vấn đề phát sinh (nếu có)
Trả kết quả cho khách hàng
Bước 5
Trả kết quả cho khách hàng

Danh tiếng của một thương hiệu không thể bị hủy hoại bởi sự chậm trễ!

Để lại thông tin để được tư vấn

Những bài học đau đớn

Thông tin hữu ích

Bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài: Cần chủ động càng sớm càng tốt

Theo Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay Việt Nam đã có 15 FTA với các đối tác có hiệu lực. Trong đó, nhiều FTA quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP đều có những nội dung quan trọng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ... Đã có nhiều doanh nghiệp trong nước đăng ký thành công nhãn hiệu ra nước ngoài, không những khẳng định được thương hiệu mà còn đem lại lợi ích rất lớn trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài: Cần chủ động càng sớm càng tốt
Bảo vệ thương hiệu tại nước ngoài: Đừng để quá muộn!

Việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bị chiếm đoạt thương hiệu tại nước ngoài đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải lùi về sân nhà khi chưa kịp bước vào khai thác thị trường thế giới. Để khắc phục, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, tư vấn và giải quyết các tranh chấp, Cục Sở hữu trí tuệ khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình qua việc ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế.

Bảo vệ thương hiệu tại nước ngoài: Đừng để quá muộn!
Xem thêm
Rút gọn

Câu hỏi - Trả lời

Bảo hộ quyền tác giả có hiệu lực quốc tế không?

Bản thân quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục chính thức. Một tác phẩm sáng tạo được coi là được bảo hộ quyền tác giả ngay khi được tạo ra. Theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, tác phẩm văn học và nghệ thuật được bảo hộ mà không cần thủ tục đăng ký bất kỳ tại quốc gia thành viên của Công ước. Quy định này cũng được áp dụng đối với tất cả thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Khi nào nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài?

Khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước khác, thời gian là yếu tố quyết định. Nhìn chung, sẽ rất khó xác định thời điểm thích hợp để bắt đầu nộp đơn. Thời điểm chính xác sẽ phụ thuộc vào việc cân nhắc các yếu tố sau:

  • Thời điểm bạn tung sản phẩm ra thị trường
  • Số lượng và khả năng tài chính để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của bạn ở nước ngoài
  • Khả năng mà bên thứ ba có thể độc lập phát triển, sao chép hoặc bắt chước các đặc điểm kỹ thuật, kiểu dáng hoặc nhãn hiệu về sản phẩm của bạn

Tuy nhiên, có một số yếu tố quan trọng cần phải lưu ý để đảm bảo rằng bạn không phải tốn kém quá mức để duy trì quyền sở hữu trí tuệ của bạn quá sớm hoặc bạn không bỏ lỡ thời điểm quan trọng để đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài như thế nào?

Có ba cách thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.

Theo đường quốc gia: Có thể lựa chọn việc bảo hộ ở từng quốc gia riêng biệt bằng cách đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của các quốc gia đó.

Theo đường khu vực: Cơ quan Sáng chế Châu Âu, Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi, Cơ quan sáng chế Á - Âu, Cơ quan sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh,...

Theo đường quốc tế: Hệ thống nộp đơn quốc tế, đăng ký quốc tế về nhãn hiệu, nộp lưu quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, 

Các biện pháp thâm nhập thị trường xuất khẩu là gì và sở hữu trí tuệ có vai trò như thế nào?

Lựa chọn cách thức đẻ thâm nhập vào một thị trường cụ thể là một trong số những quyết định quan trọng nhất của nhà xuất khẩu vì nó tác động đáng kể đến một loạt kế hoạch tiếp thị quốc tế. Khi lựa chọn một mô hình cách thức thâm nhập, nhà xuất khẩu phải xem xét những yếu tố tương ứng giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, cần bao nhiêu dịch vụ hậu mãi, thuế hải quan và vận chuyển, các yêu cầu về thời gian dẫn đầu, nhận thức về thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ và lợi thế cạnh tranh.

Liên kết hữu ích

1
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
2
Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu
3
Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc
4
Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc
5
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đánh giá về Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài

0.0
5 sao
0
4 sao
0
3 sao
0
2 sao
0
1 sao
0
Chọn đánh giá của bạn
0.07224 sec| 3047.727 kb