Bảo hộ giống cây trồng

Tran & Tran - Trọn niềm tin của các đối tác

Chi phí tối ưu

Tư vấn chuyên nghiệp, kịp thời, hiệu quả

Hướng tới mối quan hệ lâu dài

Tư vấn ngay

20

Years of Experience

Tran & Tran Uy tín top 10
về đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Kinh nghiệm

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ sở hữu trí tuệ

Chuyên gia riêng

Chuyên gia riêng trong từng lĩnh vực

Đối tác uy tín

Hợp tác với các đối tác uy tín của Việt Nam và quốc tế

Quy trình nghiêm ngặt

Quy trình nghiêm ngặt giúp đạt hiệu quả cao và nhanh chóng

Tư vấn triệt để

Khách hàng được tư vấn những vấn đề liên quan

Tư vấn ngay
Giống cây trồng là gì?

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất  một tính trạng có khả năng di truyền được.

Giống cây trồng là gì?
Căn cứ xác lập quyền là gì?

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Theo đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam là Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ xác lập quyền là gì?

Hơn 500 khách hàng đã tin tưởng Tran & Tran

Các công việc cần làm

01
Đánh giá khả năng & lựa chọn hình thức đăng ký, bảo hộ
02
Tra cứu thông tin về sáng chế giúp các nhà nghiên cứu tránh các rủi ro trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo
03
Hoàn thiện hồ sơ đăng ký sáng chế / giải pháp hữu ích tại Việt Nam & Quốc tế
04
Gia hạn, sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng, duy trì hiệu lực đối với sáng chế / giải pháp hữu ích

Đăng ký thành công

Quy trình làm việc

Tư vấn và tiếp nhận hồ sơ
Bước 1
Tư vấn và tiếp nhận hồ sơ
Làm việc với khách hàng và tiến hành nộp đơn
Bước 2
Làm việc với khách hàng và tiến hành nộp đơn
Lên phương án xử lý vấn đề phát sinh (nếu có)
Bước 3
Lên phương án xử lý vấn đề phát sinh (nếu có)
Theo sát tiến trình xử lý đơn
Bước 4
Theo sát tiến trình xử lý đơn
Trả kết quả cho khách hàng
Bước 5
Trả kết quả cho khách hàng

Danh tiếng của một thương hiệu không thể bị hủy hoại bởi sự chậm trễ!

Để lại thông tin để được tư vấn

Những bài học đau đớn

Thông tin hữu ích

Tính mới

Được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Tính mới
Tính khác biệt

Có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Tính khác biệt
Tính đồng nhất

Có sự biểu hiện như nhau về tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tình trạng cụ thể tỏng quá trình nhân giống.

Tính đồng nhất
Tính ổn định

Nếu các  tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

Tính ổn định
Tên phù hợp của giống cây trồng

Phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

Tên phù hợp của giống cây trồng
Xem thêm
Rút gọn

Thông tin hữu ích

Ai có quyền đối với giống cây trồng?
  • Tác giả giống cây trồng trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình.
  • Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng: Có thể là tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Tác giả giống cây trồng có các quyền gì?
  • Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng.
  • Nhận thù lao theo thỏa thuận với chủ bằng bảo hộ.
Chủ bằng bảo hộ có các quyền gì?
  • Quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: sản xuất hoặc nhân giống; chế biến nhằm mục đích nhân giống; chào bán; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất khẩu, nhập khẩu; lưu trữ để thực hiện tất cả các hoạt động trên.
  • Các quyền tương tự như trên đối với vật liệu thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.
  • Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng của mình
  • Để kế thừa, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Các quyền của chủ bằng bảo hộ cũng có thể được mở rộng đối với loại giống cây trồng nào?
  • Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác;
  • Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ
  • Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.

Liên kết hữu ích

1
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
2
Cục trồng trọt
3
Sản phẩm khoa học và công nghệ được công nhận cấp Quốc gia
4
Báo Nông nghiệp Việt Nam
5
Trung tâm khuyến nông quốc gia

Đánh giá về Bảo hộ giống cây trồng

0.0
5 sao
0
4 sao
0
3 sao
0
2 sao
0
1 sao
0
Chọn đánh giá của bạn
0.07214 sec| 3065.953 kb